Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Nét độc đáo của nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Ngôi nhà phần nào thể hiện được sự say mê về gỗ của chủ nhân.
Thật thích hợp và hài hoà khi ngôi nhà ngỗ hình khối được thiết kế hầu hết bằng gỗ này lại nằm ngay bên bờ sông, giữa thiên nhiên xanh mát. Công trình gồm ba khối nhà trong đó khối nhà làm bằng gỗ theo phong cách truyền thống được đặt ở vị trí trung tâm để hai khối kia có thể bắt nhịp một cách hài hoà xung quanh.
mau-kien-truc-nha-go-dep1
Mảng xanh thiên nhiên bao quanh khối kiến trúc nhà gỗ truyền thống, mang đến một sự kết hợp hoàn hảo.
mau-kien-truc-nha-go-dep2
Sự biến tấu trong khối trụ vuông và dàn lam bằng gỗ tạo nét hiện đại.
Đáng chú ý là khối nhà gỗ tạo được ấn tượng về nét hoài cổ nhưng không nặng nề như những ngôi kiến trúc nhà cổ của người xưa mà hài hoà qua hình khối hiện đại, hoà lẫn với thiên nhiên xung quanh. Khu nhà gỗ được thiết kế chủ yếu dành cho sinh hoạt giao tiếp, giải trí và ăn uống.
mau-kien-truc-nha-go-dep3
Phòng ăn ấm cúng với nội thất gỗ.Ở đây gỗ được dùng hầu như toàn bộ cho cột, trần sàn, cầu thang, vách được thiết kế uyển chuyển, mềm mại. Khu vực phòng khách có các cột tròn kê chân đá, kết hợp với nội thất bàn ghế nhẹ nhàng nên tạo cho người sống bên trong cảm giác ấm cúng và tiện nghi. Các cột gỗ đi với cầu thang chỉ là các nhịp gỗ gắn vào tường trông thật thanh thoát, các vách ngăn nhẹ lộng hoa văn đầy tính thẩm mỹ. Khối nhà gỗ này kết nối với các khối khác bằng khu trung gian, được sử dụng như phòng ăn và các góc ngồi thư giãn.
mau-kien-truc-nha-go-dep
Phòng khách tuyệt đẹp. Gỗ và kính, sự kết hợp tinh tế cho phép tận hưởng toàn bộ mảng xanh bên ngoài.
mau-kien-truc-nha-go-dep5
Nội thất trong phòng đều rất đắt tiền. Bất cứ ai cũng cảm thấy thích thú khi ngả lưng trên những chiếc ghế rất êm ái này và tận hưởng thiên nhiên bên ngoài.
mau-kien-truc-nha-go-dep6Xà và cột nhà đều sử dụng gỗ xịn, rất chắc chắn
Cả hình khối ngôi nhà như muốn mở rộng hướng về dòng sông trước mặt, các vách tường hầu như bằng kính trong để tận hưởng màu xanh của cây cối lan toả vào bên trong.
Tầng trên dành cho nghỉ ngơi cũng có các ô cửa rộng để nhìn ra bên ngoài, ngắm nhìn tán cây và bầu trời. Bàn bếp hết sức ấn tượng với mặt là một tấm gỗ dày, vỏ gỗ được giữ nguyên vẻ xù xì mang âm hưởng của rừng. Các chi tiết về gỗ ở đây được chăm chút kỹ lưỡng cùng các đường nét, hình khối tạo nên sự sang trọng. Ở khu vực phòng tắm, sử dụng đá và sỏi tự nhiên để hài hoà với sự mộc mạc của gỗ xung quanh. Ngôi nhà thực sự đáp ứng được mong muốn của chủ nhà là một doanh nhân kinh doanh về gỗ, muốn ngôi nhà là chốn lui về, sống gần thiên nhiên để nghỉ ngơi và tái tạo lại năng lượng.
mau-kien-truc-nha-go-dep7Lối mòn bằng đá cuội dẫn khách vào nhà.
Bàn bếp với gỗ nguyên tấm kết hợp bếp âm.
mau-kien-truc-nha-go-dep8
Ngôi nhà phần nào thể hiện được một phần say mê về gỗ của chủ nhân. Thực sự là như resort thu nhỏ để sống cùng sông nước.
Ngôi nhà, kiến trúc truyền thống của người Việt luôn được tạo dựng trên một quan điểm: cái đẹp trong sự tự nhiên; cái đẹp từ trong ra; cái đẹp gắn với chữ “tâm”. Kiến trúc ấy xa lạ với mọi biểu hiện phô trương, hình thức. Ngôi nhà gỗ quả là một sản phẩm của tự nhiên, lịch sử và tư duy kiến tạo Việt. Nó chính là đáp số của những bài tính được giải khi chưa xuất hiện những bộ môn sức bền vật liệu và tĩnh học công trình.Người Việt cổ truyền trong việc xây dựng nhà ở luôn đề cao tính chân thực, sự giản dị và tính chừng mực. Tính chân thực trước tiên ở thái độ ứng xử với vật liệu. Gỗ được sử dụng với những tính văng và vẻ đẹp vốn có, luôn luôn để mộc, sơn phủ hạn chế, chú yếu ở những nơi thờ tự. Không bao giờ thấy những nhân tố giả hoặc mô phỏng. Các phương tiện trang trí được sử dụng chừng mực thể hiện ở việc chạm khắc không lấn át kết cấu chịu lực. Màu sắc sử dụng hạn chế.

Đại gia đất bắc âm thầm dựng nhà gỗ

Không phô trương hoành tráng như xây biệt thự, không thành trào lưu rầm rộ như xây nhà nghỉ ngoại thành… thú chơi nhà gỗ truyền thống vẫn âm thầm và mãnh liệt trong giới đại gia đất Bắc.


Đổ ra vài tỷ cho đến cả triệu USD dựng nhà gỗ nhưng không mấy khi công khai rộng rãi. Đó như là một niềm tự hào riêng mà các đại gia hạn chế công khai. Để phục vụ cho thú chơi này, ở Hà Nội có những làng nghề chuyên làm nhà gỗ cho đại gia mà trở nên giàu có.
nhà-gỗ, nhà-sàn, đại-gia, chịu-chơi, tâm-linh, đầu-tư, truyền-thống, nghệ-nhân, quê-nhà. thạch-thất, canh-nậu, hương-ngải
Một ngôi nhà gỗ hoàn thiện tốn nhiều tỷ đồng.
Dựng nhà báo hiệu, làm nhà để chơi
Nhà gỗ truyền thống của người Việt nay không còn mấy ai xây dựng vì quá đắt đỏ. Nhưng với các đại gia, đắt cả triệu đô cũng không vấn đề nếu họ muốn có một ngôi nhà gỗ để phục vụ việc thờ tự, cung tiến hay đơn giản là chỉ dựng một chốn quê nhà để thỉnh thoảng về thăm.
Vì thế, ngày nay, nhu cầu nhà gỗ rất đa dạng và để có được căn nhà hợp về tâm linh, phong thủy, đường nét tinh xảo và cổ kính thì các đại gia phải bỏ ra hàng tỷ đồng.
Ở Thạch Thất – Hà Nôi những làng nghề mộc truyền thống như: Canh Nậu, Dị Nậu, Chàng Sơn, Hương Ngải… rất được các đại gia tin tưởng chọn đặt hàng.
nhà-gỗ, nhà-sàn, đại-gia, chịu-chơi, tâm-linh, đầu-tư, truyền-thống, nghệ-nhân, quê-nhà. thạch-thất, canh-nậu, hương-ngải
Một góc nội thất cầu kỳ của nhà gỗ truyền thống.
Theo nghệ nhân Đặng Tam (Chàng Sơn – Thạch Thất), các đại gia thừa tiền làm biệt thự, cung điện nhưng họ vẫn muốn có nếp nhà gỗ vì nhà bê tông đâu chả có nên thường nhanh lỗi mốt, còn nhà gỗ cổ truyền đã tồn tại hàng trăm năm, càng để lâu, giá trị nhà càng cao. Bên cạnh đó, không ít các đại gia thành đạt chi gần chục tỷ đổng dựng nhà gỗ làm nhà thờ họ, báo đáp tổ tiên, cung tiến đình chùa… Đây là lý do nhà gỗ dù ngày càng đắt nhưng càng nhiều người đặt hàng.
Đã nhiều năm đi khắp cả nước dựng nhà gỗ, các nghệ nhân ở Dị Nậu – Thạch Thất kể: “Trong nghề chúng tôi gặp những khách hàng khác nhau, người ít tiền cũng muốn chơi, thậm chí không có cũng đi vay nóng họ hàng để lấy tiền làm nhà gỗ. Nhưng cũng có những đại gia thực thụ chi tiền tỉ đồng chỉ để gom gỗ quý làm nhà.
nhà-gỗ, nhà-sàn, đại-gia, chịu-chơi, tâm-linh, đầu-tư, truyền-thống, nghệ-nhân, quê-nhà. thạch-thất, canh-nậu, hương-ngải
nhà-gỗ, nhà-sàn, đại-gia, chịu-chơi, tâm-linh, đầu-tư, truyền-thống, nghệ-nhân, quê-nhà. thạch-thất, canh-nậu, hương-ngảinhà-gỗ, nhà-sàn, đại-gia, chịu-chơi, tâm-linh, đầu-tư, truyền-thống, nghệ-nhân, quê-nhà. thạch-thất, canh-nậu, hương-ngải 
Mất nhiều công sức, sự khéo léo và cầu kỳ của người già và trẻ mới có được một ngôi nhà ưng ý.
“Cách đây 2 năm, tôi dựng nhà cho một đại gia đất Ninh Bình, vị đại gia này rất chịu chơi, riêng tiền gỗ đã ngót 5 tỷ đồng”, một nghệ nhân kể lại.
Theo các nghệ nhân, chơi nhà gỗ cổ truyền được hình thành theo hai phong cách. Người chơi theo kiểu truyền thống muốn sở hữu vì muốn hướng về tổ tiên. Dòng chơi này có nhiều mức độ khác nhau: giá nhà có thể từ 100 triệu đến hàng tỷ đồng chủ yếu là sửa hay dựng lại nhà cũ, làm nhà thời họ…
Đối với những đại gia lắm tiền, muốn có nhà gỗ cổ truyền hàng tỷ đồng thì chất chơi khác hẳn phong cách truyền thống. Theo đó, hoa văn ngôi nhà càng tinh xảo càng khẳng định đẳng cấp. Chơi nhà gỗ đem lại cho họ một nét tao nhã đậm chất dân tộc, ở nhà gỗ có một cảm giác yên tĩnh nghỉ ngơi trong những ngày cuối tuần.
nhà-gỗ, nhà-sàn, đại-gia, chịu-chơi, tâm-linh, đầu-tư, truyền-thống, nghệ-nhân, quê-nhà. thạch-thất, canh-nậu, hương-ngải
Những nghệ nhân luôn nhận được những đơn hàng tiền tỷ làm nhà gỗ cho đại gia.
“Để được một căn nhà hợp ý giá nào cũng có, tùy theo mức độ tài chính của mỗi người. Tất cả giá trị nhà quyết định ở chất liệu gỗ, còn tiền chi phí cho công thợ phụ thuộc vào kính thước và độ phức tạp của từng ngôi nhà”, ông Chính, một nghệ nhân ở Dị Nậu chia sẻ.
Ông Lý (Hương Ngải- Thạch Thất – Hà Nội) cho biết, với nhà gỗ nhất là nhà dựng vì ý nghĩa truyền thống, tâm linh thì các đại gia chơi nhà kiểu này là người rất cầu kỳ và mê tín, nên khi các thợ làm nhà được các đại gia rất coi trọng, việc hậu đãi với các thợ đem lại may mắn cho họ.
“Khi chúng tôi đi làm, đại gia thường đãi cơm ăn ngày ba bữa, với đầy đủ các món đặc sàn, đi lại có xe sang đưa đón. Đến khi bàn giao nhà được đại gia mổ lợn ăn mừng, có những người thợ tay nghề cao làm hài lòng họ còn thưởng riêng 100 trăm triệu đồng là thường”, ông Lý chia sẻ.
Một câu chuyện mà đến giờ người dân nơi đây vẫn chưa hết “sốc” về độ chịu chơi của một đại gia đất Hải Dương. Khi về Hương Ngải – Thạch Thất tìm thợ xây nhà gỗ, vị đại gia gặp được khung nhà đã gần hoàn thiện có giá trị hàng tỷ đồng sắp đi dựng cho khách. Khung nhà đã lọt vào mắt của vị đại gia này bởi kiến trúc nét chạm khắc quá tinh xảo của ngôi nhà. Sợ không có ngôi nhà nào bằng, vị đại gia này sẵn sàng chi thêm 200 triệu ngỏ ý “lật kèo”.
Ba đời làm nhà gỗ
Đến xã Hương Ngải – Thạch Thất, cái nôi của nghề làm nhà gỗ kẻ truyền, hỏi ông Tâm ai cũng biết vì nghệ nhân này rất nổi tiếng trong việc mát tay dựng nhà gỗ cho các đại gia.
Ông Tâm kể: “Tôi là đời thứ 3 trong gia đình truyền thống làm nghề mộc. Thuở bé, tôi theo cụ thân sinh đi khắp các tỉnh miền Bắc làm nhà gỗ, được các bậc ông cha truyền nghề từ khi 12 tuổi và giao cho những công việc quan trọng nhất, khắc chạm những nhà gỗ qui thức kiến trúc văn hoa tinh xảo nhất của ngôi nhà từ khi 15 tuổi.
Nghệ nhân Gia Hải lại tự giới thiệu mình bằng việc thể hiện “vài đường cơ bản” của nghệ thuật chạm trổ. Những thanh gỗ mộc mạc, vô tri vô giác dưới bàn tay khéo léo của người thợ đã trở thành những bức tranh sống động, với những họa tiết tỉ mỉ, độc đáo làm nên giá trị mỹ thuật cho những ngôi nhà gỗ cổ truyền.
“Tác phẩm chạm khắc đẹp, mềm mại và có hồn hay không phụ thuộc vào nét vẽ ban đầu của người nghệ nhân, từ đó sẽ được thợ khắc thành những hoa văn của ngôi nhà”, ông Hải chia sẻ.
Sự độc đáo của nhà gỗ cổ truyền đã tồn tại hàng trăm năm. Chính vì thế nhiều đại gia ngày nay chọn cho mình thú chơi theo phong cách dân gian, được sống trong một không gian truyền thống dân tộc.
Với họ, những ngôi nhà cổ truyền là một nét đẹp vĩnh cửu, một giá trị cần phải có trong bộ sư tập nhà cửa của mình. Nhưng sau những biệt thự xa xỉ, nhà nghỉ lung linh thì dường như nhà gỗ vẫn được các đại gia quý trọng hơn cả.
Tuấn Linh

Nhà gỗ cổ truyền

         Trong khôi phục và phát huy nền văn hóa dân tộc truyền thống, kiến trúc nhà gỗ truyền thống đóng vai trò quan trọng đối với phục hưng lại không gian văn hóa, các làng nghề truyền thống đang bị mai một, mất dần.


Nhịp sống hiện đại đang từng ngày biến đổi một cách nhanh chóng, đời sống của con người lại càng đề cao các giá trị tiện ích. Xu thế này được bộc lộ rõ qua xây dựng kiến trúc hiện đại, đi theo xu hướng tôn sùng công năng sử dụng, công nghệ và vật liệu mới, thể hiện sự khô cứng, vô tính về không gian. Nhiều giá trị văn hóa kiến trúc của dân tộc không còn tồn tại trong không gian sống của người Việt, làm cho bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc đang bị bào mòn bởi những bước đi của thời gian.
Trong khôi phục và phát huy nền văn hóa dân tộc truyền thống, kiến trúc nhà gỗ truyền thống đóng vai trò quan trọng đối với phục hưng lại không gian văn hóa, các làng nghề truyền thống đang bị mai một, mất dần.
 
Nghề làm nhà gỗ đang dần được khôi phục và phát triển tại: Nhà Gỗ Việt Nam.
 
Trải dài trong lịch sử kiến trúc Việt Nam, nhà gỗ là sự lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện và tính cách của con người Việt. Kiến trúc cổ truyền Việt Nam đa phần sử dụng khung gỗ hay nhà gỗ truyền thống với những đường nét trạm trổ tinh tế, sáng tạo kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, tre…tạo nên một hình khối hài hòa với tự nhiên và tư duy thiên về cảm tính.
 
Khung nhà gỗ truyền thống với những đường nét trạm trổ tinh tế, đặc sắc thể hiện sự khéo léo và tài hoa của người thợ nhà gỗ Việt nam
.
Trong các làng nghề làm nhà gỗ cổ nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ, chắc không xa lạ với dân “bách nghệ”-làng nghề truyền thống Chàng Sơn ( Thạch Thất- Hà Nội). Trở lại với quá khứ, làng quê Nủa Chàng (nay là Chàng Sơn) tỏa sáng tinh hoa văn hóa Việt với nhiều nghề thủ công truyền thống như tạc tượng; múa rối nước; quạt giấy; tre, mây đan; nghề mộc và nghề làm nhà gỗ…Đến nay, các sản phẩm mà do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Chàng Sơn vẫn thể hiện giá trị tuyệt mĩ trước sự bào mòn bởi thời gian như: tạc tượng các vị La Hán chùa Tây Phương, Văn Miếu -Quốc Tử Giám, các kiến trúc đình, chùa; nhà thờ họ…ở nhiều địa phương.
 
Chùa Tây Phương : Đỉnh cao nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc nhà gỗ Việt nam được thực hiện bởi bàn tay tài hoa của người thợ Chàng Sơn.
Tuy nhiên khi bước vào nền kinh tế thị trường, nghề cổ truyền không thể phát huy tinh hoa của mình, bị gạt ra ngoài vòng xoáy của cuộc sống hiện đại. Cũng giống như các nghề truyền thống khác ở Chàng Sơn, nghề làm nhà gỗ cổ đang mai một dần, các kiến trúc nhà gỗ cổ truyền ngày càng vắng bóng thiết kế kiến trúc hiện đại.
Nhắc đến nghề làm nhà gỗ cổ ở Chàng Sơn hiện nay, không có ai là không nhắc tới chàng trai trẻ Nguyễn Giang- người tiên phong trong việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống của cha ông để lại. Tâm sự với con người “sinh ra trên đống vũn bào”, chúng ta mới cảm nhận hết được niềm đau đáu trăn trở và niềm mong ước cháy bỏng của con người nơi đây. Âm thanh của tiếng bào, tiếng đục; mùi hương của các loại gỗ…đã hòa tan, chảy trong nhiệt huyết của Nguyễn Giang.
 
Một ngôi nhà gỗ đã được phát triển cho phù hợp với cuộc sống hiện đại do kiến trúc sư Nguyễn Giang thực hiện
Với niềm đam mê, ý chí mạnh mẽ và tài năng của kiến trúc sư trẻ thế hệ 8X, Nguyễn Giang nỗ lực tập hợp các nghệ nhân lành nghề và các thợ mộc có tay nghề giỏi thành lập Xưởng gỗ Giang (hiện nay là Công ty TNHH Gỗ Giang) thực hiện khát vọng lớn lao phát huy tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ ở vùng quê giàu truyền thống văn hiến. Tuy nhiên sự khởi đầu bao giờ cũng đầy khó khăn và thách thức khi mà nghề làm nhà gỗ cổ ở Chàng Sơn đang chìm dần vào quá khứ. Phải chăng những khó khăn đó lại là nguồn sinh lực mạnh mẽ tạo nên thành công? Những công trình nhà gỗ đầu tiên bằng gỗ Hương, gỗ Lim, gỗ Mít, gỗ Xoan, … do Gỗ Giang tư vấn thiết kế và thi công được đánh giá cao.
Trong xu thế hội nhập kinh tế để tồn tại, phát triển, các làng nghề thủ công nói chung và làng nghề làm nhà gỗ cổ truyền Chàng Sơn nói riêng phải có thương hiệu vững chắc trên thị trường. Nhận thức vấn đề này, (KTS Nguyễn Giang đã xây dựng trang web về nhà gỗ Việt Nam  với mong muốn tạo ra diễn đàn rộng mở tìm hiểu và giới thiệu về nhà gỗ Việt Nam ), Gỗ Giang đã có hướng đi đúng đắn trong lĩnh vực phát triển nhà gỗ truyền thống Việt Nam như lời khẳng định của KTS trẻ Nguyễn Giang: “Mong ước của tôi là một ngày nào đó, bằng những cố gắng của mình, tôi có thể đóng góp giúp những tinh hoa của Chàng Sơn tỏa sáng”./.

Chơi nhà giả cổ thú vui của người giàu

Giá một ngôi nhà giả cổ tùy thuộc vào chất liệu gỗ, hoa văn, kiến trúc và cả độ sành của người chơi. Để có một căn đẹp như phủ quan, gia chủ phải chi nhiều tỷ đồng để xây dựng, không tính tiền đất.
Ông Đào Văn Mạnh (Báo Đáp - Trấn Yên - Yên Bái) làm nghề phục dựng và thiết kế nhà cổ cho biết, mới đây, những căn nhà giả cổ được săn lùng và trở thành “mốt” của người giàu. Giá cả tùy thuộc vào chất liệu gỗ, hoa văn, kiến trúc của căn nhà gỗ , và để có một căn hoàn chỉnh gia chủ phải chi không dưới tiền tỷ.
Hơn 30 năm gắn bó với nghề, ông Mạnh ước tính đã thiết kế và dựng được khoảng 300 căn nhà giả cổ, dải dọc khắp từ Bắc đến Nam. Trong giới chơi nhà giả cổ thường chia ra làm ba loại: nhà kẻ truyền Bắc bộ, nhà rường Huế, nhà cổ Nam bộ. Mỗi loại nhà lại tượng trưng cho một kiến trúc và văn hóa riêng. Thông thường ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên... nhà giả cổ lối Bắc bộ được chuộng hơn cả. Bởi các loại này giá cả phải chăng lại hợp với văn hóa và sinh hoạt truyền thống của người Bắc.
a
Nhà giả cổ không dưới tiền tỷ mỗi căn. Ảnh: TTVH
Dân làm nhà giả cổ sau khi nhận đơn đặt hàng sẽ liên hệ với các đầu mối gỗ ở khắp các tỉnh thành. Trước đây để làm được một căn nhà giả cổ, thường phải mất đến 4 - 5 năm nhưng hiện nay nguồn gỗ được chủ động cộng với sự hỗ trợ của máy móc nên chỉ cần từ 8 tháng đến 1 năm. Muốn có một căn nhà ưng ý người chơi phải đặt trước sáu tháng có khi cả năm.

Anh Nguyễn Minh Quang (41 tuổi, Hạ Hòa, Phú Thọ), người có 3 năm trong nghề dựng nhà giả cổ cho biết, nhà thuộc loại gỗ tứ thiết (Đinh, Lim, Sến, Táu) thì giá cả đắt hơn. Còn nếu làm bằng gỗ xoan hay các loại gỗ rừng trồng thì giá rẻ hơn rất nhiều.
Đang nhận xây dựng nhà giả cổ theo lối Huế cho một đại gia ở Đông Anh, anh Quang nhẩm tính phải mất 3 năm với gần 50 thợ làm liên tục mới có kiến trúc nhà gỗ thể hoàn thiện. Căn nhà được xây dựng trên diện tích 300 m2, đầy đủ cảnh điền viên, ang nước, cổng vào với họa tiết kiến trúc mà theo Quang giới thiệu thì "không khác gì thủ phủ của các vua quan ngày xưa".
Ông M.B (Vĩnh Phúc) vừa hoàn thiện xong một căn nhà giả cổ theo lối kẻ truyền Bắc Bộ, gồm 36 cột gỗ với giá trên 3 tỷ. Tuy nhiên, ông khẳng định nhà mình thuộc loại “chưa có điều kiện” vì đã chơi nhà giả cổ là phải có cảnh điền viên non nước, đồ đạc trong nhà cũng phải sắm đủ bộ từ câu đối, bình phong, sập gụ đến hương án, tủ chè...
Ảnh: TTVH
Nhà thuộc loại gỗ tứ thiết (Đinh, Lim, Sến, Táu) thì giá cả đắt hơn. Ảnh: TTVH.
Nhiều người “chịu chơi” còn bỏ hàng chục năm để “săn” gỗ, kiếm thợ tài. Anh G. - một đại gia ở Đông Anh cho biết, căn nhà ngày xưa của gia đình là nhà cổ 5 gian Bắc bộ, tuy nhiên do bị đốt phá trong chiến tranh nên khi có điều kiện anh luôn ấp ủ phục dựng lại.“Năm 1987 tôi đã lên kế hoạch xây dựng một căn nhà giả cổ cho riêng mình nhưng phải mất 9 năm gom gỗ, kén thợ và mãi tới năm 2001 ngôi nhà mới bắt đầu được tiến hành”, anh nói.

Toàn bộ căn nhà của anh G đều được làm bằng gỗ lim, đen bóng và có tuổi thọ hàng trăm năm. Kỳ công đến nỗi, thợ đục ngang anh kén ở Hà Tây còn thợ đục chạm anh lại chọn ở tận Hà Nam. Mái ngói cũng phải là loại ngói Giếng Đáy nung rơm cực hiếm. Ngay cả bàn ghế sử dụng trong căn nhà cũng được thiết kế theo lối cổ và bằng các loại gỗ quý.

Chính vì thế, anh G tự hào: “Cả huyện Đông Anh kiếm được một ngôi nhà cổ diêm 8 mái và có gỗ quý như gia đình tôi là rất hiếm và nếu không lầm thì chỉ có duy nhất một chiếc”.
Không có điều kiện như anh G., anh Mậu Trứ (Đông Anh) chọn gỗ xoan và gỗ mít để thiết kế cho căn nhà của mình. Tuy nhiên, anh Trứ cũng phải mất ăn, mất ngủ và lăn lộn nhiều nơi mới có được những cây cột ưng ý. Anh Trứ kể: “Tôi đã một mình phi xe máy tận Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, vác thang trèo lên cây để tìm được những cây gỗ xoan vừa ý".
Anh Trứ cũng bỏ hàng năm trời để nghiền ngẫm sách báo về nhà cổ, thậm chí không ngần ngại vác máy ảnh đi khắp nơi lùng sục các kiểu hoa văn độc đáo cho cánh thợ làm. Vì Thế, tuy không tự hào về chất gỗ nhưng anh Trứ khẳng định, hoa văn và thiết kế căn nhà mình cũng thuộc hàng độc, có một không hai.
KTS Nguyễn Giang, Giám đốc một công ty gỗ cho rằng, không phải ai cũng có thể “chơi” nhà giả cổ. Nó đòi hỏi người chủ phải có một tầm văn hóa nhất định để hiểu về lề lối, kiến trúc. "Sở dĩ nhà giả cổ được nhiều người yêu thích vì nó gần gũi với cuộc sống và sinh hoạt của người Việt. Hơn nữa xét về mặt bền vững và kinh tế thì cũng ưu việt hơn nhà Tây. Thực tế, nhà gỗ càng ở càng có giá trong khi nhà Tây chỉ một vài năm là lỗi mốt”, anh Giang cho biết

Nhà kẻ truyền Bắc Bộ

Trải dài trong lịch sử kiến trúc Việt Nam, nhà gỗ luôn là sự lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện và tính cách của con người Việt. Kiến trúc nhà cổ truyền Việt Nam đa phần sử dụng khung gỗ  truyền thống với những đường nét trạm trổ tinh tế, sáng tạo kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, tre…tạo nên một hình khối hài hòa với tự nhiên.
Ở Hà Nội chắc hẳn không còn ai xa lạ gì với cái tên đồ gỗ Thạch Thất, đặc biệt là làng Chàng một vùng đất nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống là nghề mộc. Trong số các sản phẩm của nghề mộc thì làm nhà gỗ cổ truyền là nét độc đáo, nổi bật nhất của người dân làng Chàng. Với nhiều nghệ nhân giàu kinh nghiệm chúng tôi tự hào đã dựng hàng trăm ngôi nhà gỗ cổ truyền tại khắp các tỉnh thành ở VN.


Nhà gỗ cổ truyền được thiết kế theo phong cách kiểu truyền thống thoáng mát,kiến trúc nhà gỗ  rộng rãi có không gian để tụ họp gia đình. Tuy nhiên, do đòi hỏi diện tích mặt sàn rộng, có không gian vườn và sân nên nhà kẻ truyền thích hợp với những gia chủ có diện tích đất rộng.
Để thuận tiện trong sử dụng và phù hợp với điều kiện thời tiết, các ngôi nhà kiểu truyền thống hiện nay thường có những điểm cách tân hơn so với trước. Đó là diện tích nhà thường rộng hơn, nền cao hơn (thường cao hơn mặt sân từ 1-1,25m), mái cũng cao hơn để khi bước vào nhà không phải cúi đầu. Phía trước ngôi nhà thường không xây thành bức tường mà được tạo bởi những cánh cửa gỗ, hoặc có thể chỉ là những tấm mành.



Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Một số hình ảnh thi công hội trường rạp xiếc

Dự án nội thất hội trường rạp xiếc do GSC thiết kế thi công và cung cấp nội thất : ghế hội trường , thiết bị sân khấu ...du học nhật bản giá rẻ
Dưới đây là một số hình ảnh thi công hội trường :

chuẩn bị lắp ghế


lắp ghế hội trường

hình ảnh tổng quan 

 hoàn thiện 

Xem chi tiết tại : ghế hội trường

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Quy trình sản xuất ghế hội trường

Ghế hội trường là dòng sản phẩm đặc thù chuyên được sử dụng trong các hội trường , rạp hát , rạp chiếu phim ... .Trước đây , khi ghế hội trường còn khá lạ lẫm với người tiêu dùng , đa phần các nhãn hiệu ghế được đưa vào sử dụng là ghế nhập khẩu , bởi vậy mức chi phí phải đầu tư cho một hội trường rất lớn . Nắm bắt được nhu cầu về nội thất hội trường tăng cao , một số nhà sản xuất nội thất ở Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này với mong muốn đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm nội nhập chất lương không hề thua kém các nhãn hiệu nước ngoài mà giá thành lại hợp lí hơn rất nhiều .Ví như các nhà sản xuất : Hòa Phát , GSC Việt Nam , Fami ....

Một số hình ảnh trong quy trình sản xuất ghế hội trường :



Việc đưa các dòng ghế dành cho hội trường vào sản xuất giúp giảm giá thành rất nhiều . Tuy nhiên , hiện nay tại Việt Nam , chủ yếu vẫn là gia công ghế còn các nguyên vật liệu đa số vẫn là hàng nhập ngoại .
Hi vọng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành nội thất hội trường sẽ là động lực để các nhà sản xuất có thể tìm ra được nguồn nguyên liệu tốt nhất cho ghế hội trường .
Nguồn :
Tham khảo các bài viết khác :

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Vai trò của ghe hoi truong

Vai trò của ghe hoi truong

Để nâng cao uy tín , nâng cao khả năng làm việc , giải quyết công việc , hầu hết các công ty , doanh nghiệp , cơ quan , trường học đều có một hội trường riêng cho mình .
Các yếu tố tạo nên một hội trường sang trọng mà thân thiện có rất nhiều nhưng có thể nói quan trọng nhất đó là ghe hoi truong  - linh hồn của hội trường . Có lẽ bởi vì nó chiếm phần lớn không gian của hội trường và là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến sự thành công của cuộc hội thảo  .

 
không gian hội trường sang trọng 
Phong cách của hội trường được quyết định bởi phong cách của ghế hội trường .
Một chiếc ghế hiện đại sang trọng sẽ mang đến cho hội trường phòng cách sang trọng .
Một hội trường năng động được tạo nên từ những chiếc ghế trẻ trung .
ghế hội trường Đài Loan 
Ghe hoi truong sẽ quyết định đến sự thành công của cuộc họp thông qua tâm trạng của người tham dự . Một chiếc ghế vững chãi , êm ái sẽ đem đến cảm giác thoải mái , an toàn và tự tin cho người ngồi . Ngược lại một chiếc ghế được thiết kế tạm bợ , không kiên cố chắc chắn sẽ gợi cho người ta cảm giác bấp bênh , thiếu tự tin , vì thế họ sẽ không thể dồn hết tâm trí vào chủ đề hội thảo . 
Hội trường còn là nơi để các bộ phận nhân viên trong công ty , doanh nghiệp giao lưu , trao đổi để tăng tình đồng nghiệp , nuôi dưỡng nhiệt huyết của các thành viên với công ty .

Tham khảo các bài viết khác :
>>   http://hoitruongfurniture.blogspot.com/2014/03/ghe-hoi-truong-nhap-khau-ai-loan-trong.html
>>   http://hoitruongfurniture.blogspot.com/2014/03/ghe-hoi-truong-viet-nam.html